Tìm việc dễ dàng...

E-commerce Executive làm gì? Cập nhật mô tả công việc chi tiết

31/05/2023 07:50 GMT+7

Bạn đã biết gì về vị trí E-commerce Excutive đang hot trong thị trường việc làm hiện nay? Đọc ngay bài viết chia sẻ của CaeerBuilder về mô tả việc làm E- commerce Executive để có thêm thông tin chi tiết nhé!

Vị trí E-commerce Executive là gì? Nhiệm vụ của E-commerce Executive

Vị trí E-commerce hiện nay - Ảnh: Internet

Vị trí E-commerce hiện nay - Ảnh: Internet

E-commerce Executive là vị trí phụ trách các nhiệm vụ liên quan đến sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp. Cụ thể là thực hiện công việc nghiên cứu và xây dựng các chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong kinh doanh.

Nhiệm vụ của E-commerce là giúp các kênh bán hàng trên nền tảng online phát triển mạnh, hỗ trợ các chiến dịch chạy quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Google và nâng cao thứ hạng tìm kiếm của khách hàng. Trong quá trình đem sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, nhân viên E-commerce phải kết hợp với các bên xử lý đơn hàng, theo dõi và báo cáo kết quả kinh doanh.

Những hình thức giao dịch phổ biến của doanh nghiệp hoạt động E–Commerce

Hình thức giao dịch trong E-Commerce - Ảnh: Internet

Hình thức giao dịch trong E-Commerce - Ảnh: Internet

Các hình thức giao dịch phổ biến của doanh nghiệp trong hoạt động E-Commerce:

Hình thức thư điện tử

Thư điện tử hay còn gọi là Electronic Mail. Đây là phương thức mà các ban cơ quan nhà nước và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thường dùng để trao đổi các thông tin mang tính chất rõ ràng, chuẩn xác, minh bạch, tạo sự chuyên nghiệp trong công việc.

Hình thức thanh toán điện tử

Electronic payment là hình thức thanh toán chi phí thông qua các giao dịch điện tử, thay thế cho việc chi trả bằng tiền mặt. Các ví điện tử nổi tiếng và thông dụng với khách hàng hiện nay như Momo, Shopee Pay, VNPay,....

Hình thức trao đổi dữ liệu điện tử

Trao đổi dữ liệu điện tử hay còn gọi là EDI (Electronic Data Interchange). Hiểu một cách đơn giản thì EDI là việc di chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác dựa trên cấu trúc được thiết lập sẵn theo yêu cầu doanh nghiệp.

Mô tả chi tiết công việc của E-commerce Executive

- Thực hiện các nhiệm vụ bổ trợ nhằm phát triển nền tảng kênh bán hàng online cho doanh nghiệp.

- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để gia tăng khả năng hiển thị các trang bán hàng của doanh nghiệp lên top đầu, mang lại nhiều lượt click vào trang hơn.

- Triển khai các hoạt động Marketing trên Google, trang mạng xã hội và tiến hành tối ưu chúng nhằm mang lại hiệu quả bán hàng cao nhất.

- Tối ưu không gian, khu vực bán hàng của doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử mà công ty đã triển khai.

- Phân tích và tổng hợp các dữ liệu liên quan về khách hàng, sản phẩm, doanh nghiệp,.... để tìm ra xu hướng mua sắm online của đối tượng khách hàng.

- Phối hợp với bên bộ phận xử lý đơn hàng, quy trình giao hàng và hoàn trả đơn từ khách hàng.

- Giám sát các hoạt động đặt hàng cũng như quá trình nhận hàng của khách để đảm bảo đơn hàng được giao thành công.

- Lập báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết về những hoạt động đã thực hiện và đánh giá những giá trị mang lại cho doanh nghiệp.

Những kỹ năng cần có khi gia nhập ngành E-commerce

Kỹ năng cần có khi gia nhập ngành E-commerce - Ảnh: Internet

Kỹ năng cần có khi gia nhập ngành E-commerce - Ảnh: Internet

Khả năng tư duy về số và dữ liệu

Trong ngành E-commerce, dữ liệu luôn xuất hiện xuyên suốt. Khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu của bạn phải lý giải được những lí do về dữ liệu số tăng số giảm và chịu sự ảnh hưởng bởi yếu tố nào. Từ đó mang lại góc nhìn logic về các vùng dữ liệu, giúp bạn thực hiện tốt công việc của mình.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu trong mọi môi trường và ngành nghề. Công việc của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn nhờ vào các mối quan hệ. Lúc này, vận dụng kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn gắn kết với mọi người và mang lại nhiều cơ hội học hỏi tại môi trường làm việc.

Luôn sáng tạo và đổi mới

Với xu hướng thị trường liên tục đổi mới như hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải luôn cập nhật sự thay đổi của ngành nghề cũng như việc làm để lĩnh hội thêm nhiều kiến thức mới. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử thì việc sáng tạo và tìm tòi cái mới sẽ giúp bạn được đánh giá cao trong môi trường làm việc. Hơn nữa, sự đổi mới trong tư duy sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn, góp phần gia tăng hiệu quả công việc.

Kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm

Trong hoạt động của mỗi công ty sẽ có nhiều phòng ban khác nhau nhưng cốt lõi đều góp phần vào sự phát triển chung cho doanh nghiệp. Làm việc ở vị trí E-commerce Executive, bạn sẽ phải phối hợp với nhiều phòng ban để đưa ra các kế hoạch làm tăng trưởng doanh thu cũng như phục vụ cho nhiều mục đích kinh doanh khác. Do đó, kỹ năng phối hợp và làm việc nhóm sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong hoạt động này.

Mức thu nhập của nhân viên E – Commerce hiện nay

Mức thu nhập của ngành E-commerce được đánh giá cao - Ảnh: Internet

Mức thu nhập của ngành E-commerce được đánh giá cao - Ảnh: Internet

Theo khảo sát của CareerViet, mức thu nhập của ngành thương mại điện tử hiện nay được đánh giá khá cao. Càng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành E-commerce thì mức lương của E-commerce Executive cũng sẽ càng cao. Cụ thể, mức lương sẽ dao động từ 11.8 triệu đồng - 30 triệu đồng/ tháng tùy vào kinh nghiệm cũng như năng lực của mỗi ứng viên.

Tìm việc làm E- Commerce ở đâu nhanh nhất?

Bạn đang có ý định tìm việc làm trong lĩnh vực E-commerce, hãy xem ngay các thông tin tuyển dụng nhanh nhất tại CareerViet. Ứng tuyển việc làm E-Commerce Executive tại CareerViet sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp uy tín.

Trang thông tin tuyển dụng careerviet.vn sở hữu mạng lưới kết nối rộng rãi giữa các ứng viên và nhà tuyển dụng, mang đến các giá trị tích cực nhất cho cả hai bên.

Hy vọng những thông tin bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của E-Commerce Executive. Cùng với đó là những kiến thức, kỹ năng cần trang bị trước khi ứng tuyển vị trí công việc này. Chúc bạn thành công!