Tìm việc dễ dàng...

40 việc làm Bán hàng / Kinh doanh, Ngân hàng, Dịch vụ khách hàng tại Quận Hải Châu theo mức lương

Sắp xếp theo

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh (tiếng Anh là Account Executive) - là người chịu trách nhiệm quảng bá và truyền thông rộng rãi các sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng, nhằm mục đích thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó giúp tăng doanh thu, lợi nhuận góp phần phát triển doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh sẽ làm việc dưới sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh tiếp thị.

Nhân viên kinh doanh làm việc được chia thành hai mảng rõ rệt:

  • Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để tư vấn, thuyết phục khách hàng trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Chăm sóc khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm. Luôn có mặt khi khách hàng cần tư vấn hay giải đáp những thắc mắc.

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm/dịch vụ

Một sản phẩm đến được với khách hàng sẽ cần trải qua nhiều giai đoạn: sản xuất, ra mắt, quảng cáo, truyền thông,... Ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Nếu chỉ một khâu sơ xuất thì nguy cơ sản phẩm bị đào thải là rất cao.

Chính vì thế, việc lên một kế hoạch cần cụ thể, chặt chẽ và có độ chính xác cao. Nhân viên kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm tạo ra những kế hoạch bán hàng hiệu quả.

Khai thác và phát triển nguồn khách hàng tiềm năng

Nhân viên kinh doanh cần phải xây dựng cho mình một danh sách khách hàng nhất định. Bạn có thể khai tháng nguồn khách hàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau hoặc chăm sóc theo tệp khách từ hệ thống dữ liệu công ty.

Việc cần làm là lắng nghe, chăm sóc và giải đáp những vấn đề khách hàng gặp phải. Từ đó, bạn sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm

Nếu sở hữu một giọng nói truyền cảm, to rõ và mạch lạc, bạn đã có được những lợi thế trong việc thuyết phục khách hàng.

Chăm sóc khách hàng trước và sau sale

Chăm sóc khách hàng là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công và phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Để giữ được khách hàng, mỗi nhân viên kinh doanh phải luôn giải đáp những thắc mắc và hỗ trợ khách hàng kịp thời.

Chịu trách nhiệm hoàn thiện hợp đồng

Sau khi ký kết hợp đồng, nhân viên kinh doanh cần triển khai và thực hiện những điều khoản mua bán trong hợp đồng.

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cần phải theo dõi xuyên suốt quá trình thực thi để mang đến những trải nghiệm tuyệt nhất cho khách hàng và nếu có những vấn đề phát sinh, phải nhanh chóng xử lý kịp thời.

Nắm rõ quy trình kinh doanh

Nắm rõ quy trình kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng mà nhân viên kinh doanh nào cũng cần phải có. Chỉ khi nắm rõ, bạn mới có thể theo sát tiến độ công việc kịp thời, dễ dàng xử lý và khắc phục vấn đề trong quá trình kinh doanh.

Các công việc khác

Ngoài những công việc nhân viên kinh doanh sẽ làm ở trên, một nhân viên kinh doanh còn có thể làm:

  • Kết hợp với bộ phận Marketing cụ thể là như trade marketing, brand marketing marketing online,... để lên kế hoạch cho các chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mới.
  • Theo dõi xuyên suốt quá trình thanh lý hợp đồng.
  • Báo cáo công việc theo định kỳ.
  • Cùng các bộ phận khác nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.

Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh được biết đến là một ngành nghề HOT hiện nay cũng như nhu cầu tuyển nhân viên bán hàng cũng ngày càng cao. Nhưng yêu cầu kỹ năng của công việc này cũng không phải đơn giản và đòi hỏi có sự rèn luyện kỹ lưỡng. Dưới đây là 9 kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh để giúp bạn có thể hình dung về công việc nhân viên kinh doanh và định hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là bí quyết dẫn đến thành công. Trong kinh doanh, bạn cần giao tiếp với khách hàng và đối tác, thường xuyên thảo luận, thương lượng và thuyết phục người khác. Để trở thành một nhân viên kinh doanh tuyệt vời, trước tiên bạn phải phát triển khả năng giao tiếp, nói chuyện khéo léo, dễ nghe, thấu hiểu cảm xúc của khách hàng và biết cách dẫn dắt câu chuyện. Hiện nay, bất kể doanh nghiệp nào khi tuyển dụng nhân viên bán hàng đều yêu cầu trước hết là khả năng giao tiếp tốt.

Kỹ năng tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

Các doanh nghiệp khi tuyển dụng việc làm bán hàng sẽ rất chú trọng vào khả năng tìm kiếm nguồn khách hàng của ứng viên. Khách hàng và đối tác không thể tự tiếp cận tới những sản phẩm, dịch vụ của công ty. Chính vì thế, nhân viên kinh doanh phải biết cách tìm kiếm, khai thác thị trường mới, tìm đến những khách hàng tiềm năng, tiếp cận và ấn tượng về sản phẩm với khách. Có nhiều phương pháp để tiếp cận khách hàng như sử dụng các công cụ quảng cáo, truyền thông, marketing,… tùy theo từng loại hình sản phẩm, dịch vụ cũng như chiến lược kinh doanh của đơn vị.

Kỹ năng lắng nghe

Khi tìm việc làm kinh doanh, ngoài giao tiếp ứng viên cần có kỹ năng lắng nghe. Nhiều nhân viên bán hàng thường mắc sai lầm là nói quá nhiều mà không lắng nghe tâm tư, mong muốn của khách hàng. Dẫn đến cãi vã và mất khách hàng. Ngoài việc quản lý các đợt ra mắt sản phẩm, bạn cần lắng nghe phản hồi của khách hàng. Đặc biệt là về nhu cầu, sở thích và khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ. Nhờ những phản hồi này, bạn có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng và khiến họ tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh thành công mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn cải thiện khả năng chốt giao dịch.

Kỹ năng đặt câu hỏi

Nhân viên kinh doanh cần rèn luyện cách đặt câu hỏi thông minh và khéo léo khi giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hàng. Việc đặt câu hỏi không chỉ giúp khám phá sự thật và nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Mà còn giúp bạn dẫn dắt cuộc trò chuyện theo hướng bạn muốn, từ đó tạo dựng niềm tin và thuyết phục được khách hàng.

Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng mà nhân viên bán hàng B2B, chuyên viên tài khoản doanh nghiệp hoặc đại lý ô tô, nhân viên bán bất động sản và nhân viên bán hàng xuất nhập khẩu nên có. Khi nói đến việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao cho những khách hàng có địa vị cao, quá trình đàm phán và thuyết phục không đơn giản như trong bán lẻ. Kỹ năng đàm phán tốt giúp bạn giành được khách hàng một cách tự tin, chuyên nghiệp và có chiến lược dài hạn, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu thuần túy là bán sản phẩm. Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng mà một nhân viên kinh doanh tài giỏi, chuyên nghiệp và thành công cần có.

Kỹ năng chốt sales

Sau các bước tìm kiếm, tiếp cận, thuyết phục và đàm phán với khách hàng, nếu nhân viên bán hàng bỏ lỡ bước cuối cùng và quan trọng nhất là chốt đơn hàng thì đây không được coi là đơn hàng thành công. Kết thúc giao dịch là khả năng buộc khách hàng phải đưa ra quyết định chắc chắn, dứt khoát và cuối cùng. Không có công thức nào đảm bảo tỷ lệ thắng, nhưng bạn phải liên tục đưa ra 'cú đánh' hiệu quả cùng với việc dẫn dắt, đàm phán và thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Đôi khi nó có thể là một lợi ích tuyệt vời khi đi kèm với một ưu đãi đặc biệt, và đôi khi nó chạm vào điểm yếu của khách hàng.

Kỹ năng phân tích

Trong kinh doanh bán hàng, doanh nghiệp rất chú trọng việc tư duy và phân tích. Phân tích vấn đề kỹ lưỡng sẽ giúp nhân viên kinh doanh hình dung các kế hoạch kinh doanh và mô hình kinh doanh để tìm ra cách tiếp cận khách hàng tốt nhất. Việc phân tích cũng sẽ giúp bạn hiểu được tâm lý của khách hàng.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi có những vấn