Tìm việc dễ dàng...

1378 việc làm thương mại điện tử

Với thời buổi phát triển của công nghệ như hiện nay, thói quen mua hàng hoặc giao dịch thông qua thương mại điện tử dần trở nên phổ biến hơn. Chính vì vậy mà việc làm thương mại điện tử cũng vô cùng đa dạng và thu hút nhiều bạn sinh viên lựa chọn theo học. Hãy cùng CareerViet tìm hiểu về các cơ hội việc làm của ngành này nhé!

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (E-Commerce) là một hình thức hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng công nghệ thông tin và dịch vụ internet. Những năm gần đây, các sàn hoạt động thương mại điện tử ngày càng phổ biến và thể hiện xu hướng chuyển đổi số hóa mạnh mẽ hơn.

Mô hình hoạt động của ngành thương mại điện tử gồm 4 hình thức chính:

  • B2C (Doanh nghiệp tới người tiêu dùng): Là các hoạt động giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, đây là hình thức được sử dụng phổ biến trong bối cảnh thương mại điện tử như hiện tại.
  • B2B (Doanh nghiệp tới doanh nghiệp): Là các hoạt động thương mại được thực hiện giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đại lý hoặc bán lẻ. Hình thức bán hàng này chủ yếu là các nguyên liệu thô hoặc sản phẩm đã thành phẩm,...
  • C2C (Người tiêu dùng tới người tiêu dùng): Đây là hình thức thương mại điện tử được thiết lập sớm nhất trong mô hình kinh doanh này. Bao gồm các hoạt động mua bán giữa khách hàng với khách hàng như Shopee, Amazon, Lazada,...
  • C2B (Người tiêu dùng tới doanh nghiệp): Đây là mô hình thương mại điện tử đảo ngược. Nghĩa là người tiêu dùng sẽ sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ sau đó các doanh nghiệp sẽ mua nó.

Tổng quan tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam

Ngày nay, hoạt động thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực có sức ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của ngành thương mại điện tử không chỉ thúc đẩy hoạt động kinh doanh mà còn đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển vô cùng mạnh mẽ, mở rộng hơn, được nhiều doanh nghiệp ứng dụng và người dân sử dụng. Sự đa dạng trong mô hình hoạt động, đối tượng tham gia và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ rộng rãi đã đưa thương mại điện tử trở thành cột mốc quan trọng trong sự phát triển kinh tế số của Việt Nam.

Mặc dù trải qua thời kỳ khó khăn của đại dịch COVID-19, thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn có được những bước tiến nhất định, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử lớn trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều người dân và doanh nghiệp đã dần quen với việc mua hàng, giao dịch thông qua các sàn thương mại điện tử.

Các loại hàng hóa chủ yếu trên các trang thương mại điện tử ở Việt Nam như thực phẩm, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ gia dụng,... Việc quyết định mua sắm thông qua website, ứng dụng được người dân lựa chọn đến từ những nguồn đánh giá uy tín, chất lượng từ bạn bè, người thân hoặc người dùng khác.

Nhìn chung, sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực cả về quy mô, số lượng, chất lượng lẫn tốc độ tăng trưởng. Điều đó góp phần mở ra nhiều cơ hội việc làm thương mại điện tử, giúp thay đổi diện mạo kinh tế nước nhà.

Nhu cầu tuyển dụng của ngành thương mại điện tử

Theo báo cáo của Sở Công Thương, tỷ lệ người dùng kết nối Internet để mua hàng hóa đạt hiệu quả cao 45%, trong đó 32% sử dụng qua website và 22% sử dụng qua ứng dụng di động. Giá trị mua sắm thông qua thương mại điện tử tăng dần qua các năm và dự đoán rằng sẽ còn tiếp tục tăng trưởng.

Với sự phát triển đó, nhu cầu việc làm thương mại điện tử ngày càng lớn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu mua bán trực tuyến. Nguồn nhân lực trong ngành thương mại điện tử ở Việt Nam còn khá trẻ và khả năng tiếp cận công nghệ mới nhanh nhạy.

Các doanh nghiệp, các sàn thương mại điện tử không chỉ tập trung vào các ứng viên có kiến thức chuyên ngành mà còn linh hoạt trong các ngành khác nhau như quản trị kinh doanh, ngành marketing, công nghệ thông tin,...

Các cơ hội vị trí việc làm trong ngành thương mại điện tử

Các vị trí việc làm thương mại điện tử chủ yếu như:

  • Nhân viên kinh doanh trực tuyến: Người thực hiện công việc quản lý, bán hàng và phát triển kênh thương mại trực tuyến.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng: Hỗ trợ khách hàng trong việc giải đáp thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ thông qua email, chatbox, điện thoại,...
  • Nhân viên tài chính: Chịu trách nhiệm trong việc quản lý chi phí, tài chính, giải ngân cho các hoạt động hoạt động kinh doanh, xây dựng báo cáo tài chính và đưa ra các giải pháp tối ưu cho đầu tư,...
  • Nhân viên Marketing Online: Thực hiện lên kế hoạch truyền thông, theo dõi, thu thập và báo cáo số liệu liên quan đến thị trường, sản phẩm,...
  • Chuyên viên SEO: Thực hiện tối ưu hóa website, trang bán hàng để tăng độ tương tác, hiển thị trên các công cụ tìm kiếm, thực hiện các chiến dịch quảng bá, chiến lược phát triển,...
  • Nhân viên tư vấn giải pháp thương mại điện tử: Đưa ra những phương án phát triển và tư vấn giải quyết vấn đề, nâng cao hiệu quả kinh doanh,...
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu: Thực hiện phân tích dữ liệu kinh doanh để tối ưu chiến dịch Marketing, sales,...
  • Nhân viên Logistics: Chịu trách nhiệm liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, kho bãi, lưu trữ và quản lý đội vận chuyển,...

Các yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng đối với việc làm thương mại điện tử

Các yêu cầu và kỹ năng cơ bản mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu đối với việc làm thương mại điện tử:

  • Trình độ chuyên môn liên quan đến thương mại điện tử hoặc các ngành liên quan.
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng quản lý.
  • Sự sáng tạo, linh hoạt, có khả năng thích ứng nhanh với sự đổi mới.
  • Kỹ năng tin học hoặc kỹ năng sử dụng các phần mềm kỹ thuật khác.
  • Tinh thần cầu tiến, tự học để có thể cập nhật những xu hướng phát triển mới.
  • Đạo đức nghề nghiệp.

Hy vọng với những chia sẻ về việc làm thương mại điện tử sẽ giúp bạn có được định hướng công việc rõ ràng hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn đang nhu cầu tìm hiểu thêm các ngành nghề khác hãy truy cập vào trang web của CareerViet để tiếp cận với những cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn nhé!