Những tố chất và yêu cầu đối với một kỹ sư thiết kế cơ khí là gì, nó có khó không? Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Kỹ sư thiết kế cơ khí và những kỹ năng quan trọng trong nghề - Ảnh: Internet.
1. Vị trí công việc kỹ sư thiết kế cơ khí là gì?
Cơ khí là một ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật và ứng dụng chúng vào các hoạt động sản xuất, đời sống. Cơ khí giúp tạo ra các sản phẩm về máy móc, thiết bị và các công cụ thay thế cho người lao động để phục vụ các hoạt động sản xuất. Đồng thời tạo ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của con người.
Thông thường, cơ khí thường được sử dụng trong công tác thiết kế và sửa chữa thuộc các lĩnh vực như: máy bay, ô tô, đồ dùng gia đình, robot, các phương tiện giao thông khác.
Vị trí công việc kỹ sư thiết kế cơ khí - Ảnh: Internet.
Kỹ sư thiết kế cơ khí chính là những người hoạt động trong lĩnh vực cơ khí. Họ thực hiện những công việc như: gia công, lắp đặt và thiết kế các thiết bị máy móc, cơ khí. Họ đảm nhận vai trò quản lý và điều hành về kỹ thuật tại các công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ về cơ khí.
Đây là ngành đang có nhu cầu tuyển dụng về mặt nhân lực lớn và là vị trí triển vọng với khả năng thăng tiến trong công việc cao.
2. Mô tả công việc kỹ sư thiết kế cơ khí đầy đủ và chi tiết nhất
Để hiểu rõ thêm về vị trí này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu công việc của kỹ sư thiết kế cơ khí như sau:
2.1 Thiết kế, lắp đặt các sản phẩm cơ khí
Kỹ sư thiết kế cơ khí sẽ thực hiện tất cả các công đoạn từ lên ý tưởng đến khâu hoàn thiện sản phẩm và đưa sản phẩm vào sử dụng. Chi tiết các công việc mà họ thực hiện là:
● Tham gia vào thiết kế và phân tích bản vẽ các sản phẩm về cơ khí, thiết bị, các loại máy móc cùng với những nhân viên khác.
● Tiến hành gia công và quản lý trực tiếp sản phẩm, giám sát các hoạt động gia công để phát hiện sai sót.
● Sau khi hoàn thiện sản phẩm, các kỹ sư sẽ tiến hành đảm nhiệm việc lắp đặt, thử nghiệm, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm để đánh giá hiệu quả trước khi đưa ra thị trường.
2.2 Lắp đặt, vận hàng máy móc, thiết bị cơ khí
Công việc của các kỹ sư lúc này là lắp đặt các thiết bị và máy móc cho công trình. Bước tiếp theo là theo dõi, quản lý và vận hành các sản phẩm, thiết bị để kịp thời phát hiện những sai sót, đồng thời đảm bảo dây chuyền sản xuất được hoạt động một cách trơn tru.
Lắp đặt, vận hàng máy móc, thiết bị cơ khí - Ảnh: Internet.
2.3 Sửa chữa, bảo hành và bảo trì máy móc cơ khí
Các thiết bị máy móc và cơ khí sẽ phải chạy với công suất lớn và trong một khoảng thời gian dài. Do đó, chuyện hư hỏng thiết bị là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, kỹ sư cơ khí phải thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng máy móc để kịp thời nắm bắt tình hình và lên kế hoạch sửa chữa khi xảy ra hư hỏng.
Khi không hư hỏng, các kỹ sư vẫn phải kiểm tra và bảo trì máy thường xuyên để tăng tuổi thọ của máy, đảm bảo máy hoạt động với công suất lớn nhất.
2.4 Đề xuất các giải pháp cải tiến máy móc, thiết bị cơ khí
Kỹ sư thiết kế cơ khí chính là những người tham gia trực tiếp vào quá trình chế tạo sản phẩm nên họ hiểu rất rõ về các thành phần và cơ chế vận hành của máy. Chính vì thế, họ là người chịu trách nhiệm trong việc đưa ra các phương thức để cải tiến cho sản phẩm và nâng cao hiệu quả của sản xuất.
2.5 Một số nhiệm vụ khác
Ngoài những công việc được nêu ở trên thì các kỹ sư thiết kế cơ khí còn đảm nhiệm thêm một số công việc như:
● Đào tạo và hướng dẫn cho đội ngũ nhân công giúp cho họ nâng cao tay nghề.
● Báo cáo công việc và tiến độ định kỳ lên lãnh đạo cấp trên hoặc các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
● Chịu trách nhiệm cho một số nhiệm vụ khác được phân công bởi cấp trên.
Một số nhiệm vụ khác - Ảnh: Internet.
3. Những tố chất, kỹ năng cần thiết của một kỹ sư thiết kế cơ khí
3.1 Có niềm đam mê với máy móc, kỹ thuật cơ khí
Một trong những tố chất tạo động lực cho những người làm việc trong ngành cơ khí đó chính là sự đam mê với máy móc cũng như kỹ thuật cơ khí. Khi có đam mê, các kỹ sư sẽ có hứng thú làm việc hơn. Hơn thế nữa, đây là một nghề khó nên đòi hỏi người làm việc trong nghề phải có sự tâm huyết và chuyên môn trong các lĩnh vực về khoa học, kỹ thuật. Nếu người làm nghề không thực sự yêu thích với nghề thì sẽ rất dễ dẫn đến chán nản và không có động lực để làm việc lâu dài.
3.2 Chăm chỉ, tận tâm với nghề
Một kỹ sư cơ khí cần có những năng lực và phẩm chất phù hợp với yêu cầu mà ngành nghề đặt ra. Trong đó, sự chăm chỉ và tận tâm với công việc sẽ góp phần mang đến những sản phẩm hoàn thiện nhất.
3.3 Tỉ mỉ, cẩn trọng và kỷ luật trong công việc
Đối với một kỹ sư thì cẩn trọng và tỉ mỉ là một tố chất quan trọng. Tố chất này sẽ được thể hiện ở mọi phương diện công việc từ khi bắt đầu thực hiện các yêu cầu thiết kế cho đến các khâu về quản lý chất lượng.
Sự cẩn trọng và tỉ mỉ giúp cho các kỹ sư có thể nhận ra cơ hội cũng như các mặt hạn chế để cải thiện quy trình hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Theo thời gian thì những cải tiến sẽ mang lại nhiều lợi ích và góp phần phát triển doanh nghiệp. Vì vậy đây là một tố chất cần được trau dồi để trở thành một kỹ sư chuyên nghiệp.
Tỉ mỉ, cẩn trọng và kỷ luật trong công việc - Ảnh: Internet.
3.4 Kỹ năng thiết kế
Đây là một kỹ năng cần thiết đối với một kỹ sư. Nếu muốn làm được công việc này thì trước tiên các kỹ sư phải biết thiết kế bản vẽ chi tiết 2D và 3D Autocad, các chi tiết về máy móc, sản phẩm cơ khí thuộc hệ thống thiết bị nhà xưởng và dây chuyền về công nghệ sản xuất công nghiệp.
3.5 Kỹ năng bóc tách bản vẽ
Không chỉ thiết kế giỏi mà các kỹ sư cũng phải có kỹ năng bóc tách bản vẽ cũng như phân tích, tính toán và liệt kê những yêu cầu về vật tư, máy móc. Tất cả nhằm hướng đến mục đích đạt được yêu cầu như dự kiến đưa ra.
3.6 Kỹ năng làm việc theo nhóm
Đây là ngành có khối lượng công việc rất lớn và phức tạp. Công việc này yêu cầu nhiều người đảm nhiệm. Chính vì thế, ngoài khả năng làm việc một cách độc lập, những người tham gia vào công việc phải biết làm việc nhóm một cách hiệu quả để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4. Yêu cầu tuyển dụng kỹ sư thiết kế cơ khí
Để có thể tìm kiếm việc làm kỹ sư cơ thiết kế cơ khí thì ứng viên cần phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau đây:
Trình độ học vấn
● Tốt nghiệp trình độ cử nhân đại học trở lên về các ngành liên quan đến kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy móc hoặc các ngành liên liên quan.
● Am hiểu các kiến thức về cơ khí và khả năng truyền đạt thông tin và kiến thức cho người khác.
● Hiểu biết và sử dụng một cách thành thạo các phần mềm về hỗ trợ thiết kế kỹ thuật như tin học văn phòng, AutoCAD,...
● Kinh nghiệm chuyên môn và được bồi dưỡng trong quá trình trải nghiệm thực tế.
Kỹ năng
● Kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng giao tiếp.
● Kỹ năng nhạy bén trước sự thay đổi của công nghệ và giải quyết các vấn đề một cách nhanh, gọn, lẹ.
● Có tính tỉ mỉ, kiên trì, thận trọng và chịu được công việc với áp lực cao.
Yêu cầu tuyển dụng kỹ sư thiết kế cơ khí - Ảnh: Internet.
5. Lương kỹ sư thiết kế cơ khí bao nhiêu?
Khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào trong công việc thì điều mà các ứng viên quan tâm đó chính là mức lương nhận được. Lương kỹ sư thiết kế cơ khí trung bình rơi vào khoảng 12,1 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này sẽ thay đổi một cách linh động dựa vào năng lực của từng người. Các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao sẽ nhận được mức lương hậu hĩnh.
6. Tìm việc làm kỹ sư thiết kế cơ khí ở đâu?
Hiện nay, khi môi trường tuyển dụng ngày càng đa dạng, bạn không cần phải đến từng doanh nghiệp để ứng tuyển nữa mà có thể tìm việc thông qua các fanpage uy tín hoặc các trang tuyển dụng online. Một trong những gợi ý để bạn tìm được công việc mơ ước là truy cập vào trang website tuyển dụng careerviet.vn.
Đây là website chuyên cung cấp đầy đủ các thông tin về việc làm của tất cả các ngành nghề cũng như những công ty tuyển dụng uy tín được nhiều ứng viên tin tưởng và lựa chọn. Tuyển kỹ sư thiết kế cơ khí cũng không phải ngoại lệ, chỉ cần truy cập vào website và tìm kiếm tên công việc thì ngay lập tức bạn có thể lựa chọn được công ty ưng ý.
Có thể nói, kỹ sư thiết kế cơ khí là một ngành nghề "hot". Tuy nhiên, ngành nghề này rất kén người theo đuổi do tính chất công việc đòi hỏi chuyên môn cao về cả kiến thức lẫn kỹ năng. Nếu bạn chưa biết cách "hỏi thăm" về cơ hội việc làm thì có thể tham khảo chi tiết tại đây nhé!