Nhân viên kinh doanh (tiếng Anh là Account Executive) - là người chịu trách nhiệm quảng bá và truyền thông rộng rãi các sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng, nhằm mục đích thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó giúp tăng doanh thu, lợi nhuận góp phần phát triển doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh sẽ làm việc dưới sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh tiếp thị.
Nhân viên kinh doanh làm việc được chia thành hai mảng rõ rệt:
Một sản phẩm đến được với khách hàng sẽ cần trải qua nhiều giai đoạn: sản xuất, ra mắt, quảng cáo, truyền thông,... Ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Nếu chỉ một khâu sơ xuất thì nguy cơ sản phẩm bị đào thải là rất cao.
Chính vì thế, việc lên một kế hoạch cần cụ thể, chặt chẽ và có độ chính xác cao. Nhân viên kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm tạo ra những kế hoạch bán hàng hiệu quả.
Nhân viên kinh doanh cần phải xây dựng cho mình một danh sách khách hàng nhất định. Bạn có thể khai tháng nguồn khách hàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau hoặc chăm sóc theo tệp khách từ hệ thống dữ liệu công ty.
Việc cần làm là lắng nghe, chăm sóc và giải đáp những vấn đề khách hàng gặp phải. Từ đó, bạn sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Nếu sở hữu một giọng nói truyền cảm, to rõ và mạch lạc, bạn đã có được những lợi thế trong việc thuyết phục khách hàng.
Chăm sóc khách hàng là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công và phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Để giữ được khách hàng, mỗi nhân viên kinh doanh phải luôn giải đáp những thắc mắc và hỗ trợ khách hàng kịp thời.
Sau khi ký kết hợp đồng, nhân viên kinh doanh cần triển khai và thực hiện những điều khoản mua bán trong hợp đồng.
Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cần phải theo dõi xuyên suốt quá trình thực thi để mang đến những trải nghiệm tuyệt nhất cho khách hàng và nếu có những vấn đề phát sinh, phải nhanh chóng xử lý kịp thời.
Nắm rõ quy trình kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng mà nhân viên kinh doanh nào cũng cần phải có. Chỉ khi nắm rõ, bạn mới có thể theo sát tiến độ công việc kịp thời, dễ dàng xử lý và khắc phục vấn đề trong quá trình kinh doanh.
Ngoài những công việc nhân viên kinh doanh sẽ làm ở trên, một nhân viên kinh doanh còn có thể làm:
Nhân viên kinh doanh được biết đến là một ngành nghề HOT hiện nay cũng như nhu cầu tuyển nhân viên bán hàng cũng ngày càng cao. Nhưng yêu cầu kỹ năng của công việc này cũng không phải đơn giản và đòi hỏi có sự rèn luyện kỹ lưỡng. Dưới đây là 9 kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh để giúp bạn có thể hình dung về công việc nhân viên kinh doanh và định hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh.
Giao tiếp là bí quyết dẫn đến thành công. Trong kinh doanh, bạn cần giao tiếp với khách hàng và đối tác, thường xuyên thảo luận, thương lượng và thuyết phục người khác. Để trở thành một nhân viên kinh doanh tuyệt vời, trước tiên bạn phải phát triển khả năng giao tiếp, nói chuyện khéo léo, dễ nghe, thấu hiểu cảm xúc của khách hàng và biết cách dẫn dắt câu chuyện. Hiện nay, bất kể doanh nghiệp nào khi tuyển dụng nhân viên bán hàng đều yêu cầu trước hết là khả năng giao tiếp tốt.
Các doanh nghiệp khi tuyển dụng việc làm bán hàng sẽ rất chú trọng vào khả năng tìm kiếm nguồn khách hàng của ứng viên. Khách hàng và đối tác không thể tự tiếp cận tới những sản phẩm, dịch vụ của công ty. Chính vì thế, nhân viên kinh doanh phải biết cách tìm kiếm, khai thác thị trường mới, tìm đến những khách hàng tiềm năng, tiếp cận và ấn tượng về sản phẩm với khách. Có nhiều phương pháp để tiếp cận khách hàng như sử dụng các công cụ quảng cáo, truyền thông, marketing,… tùy theo từng loại hình sản phẩm, dịch vụ cũng như chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Khi tìm việc làm kinh doanh, ngoài giao tiếp ứng viên cần có kỹ năng lắng nghe. Nhiều nhân viên bán hàng thường mắc sai lầm là nói quá nhiều mà không lắng nghe tâm tư, mong muốn của khách hàng. Dẫn đến cãi vã và mất khách hàng. Ngoài việc quản lý các đợt ra mắt sản phẩm, bạn cần lắng nghe phản hồi của khách hàng. Đặc biệt là về nhu cầu, sở thích và khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ. Nhờ những phản hồi này, bạn có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng và khiến họ tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh thành công mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn cải thiện khả năng chốt giao dịch.
Nhân viên kinh doanh cần rèn luyện cách đặt câu hỏi thông minh và khéo léo khi giao tiếp, tư vấn và thuyết phục khách hàng. Việc đặt câu hỏi không chỉ giúp khám phá sự thật và nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Mà còn giúp bạn dẫn dắt cuộc trò chuyện theo hướng bạn muốn, từ đó tạo dựng niềm tin và thuyết phục được khách hàng.
Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng mà nhân viên bán hàng B2B, chuyên viên tài khoản doanh nghiệp hoặc đại lý ô tô, nhân viên bán bất động sản và nhân viên bán hàng xuất nhập khẩu nên có. Khi nói đến việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao cho những khách hàng có địa vị cao, quá trình đàm phán và thuyết phục không đơn giản như trong bán lẻ. Kỹ năng đàm phán tốt giúp bạn giành được khách hàng một cách tự tin, chuyên nghiệp và có chiến lược dài hạn, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu thuần túy là bán sản phẩm. Kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng mà một nhân viên kinh doanh tài giỏi, chuyên nghiệp và thành công cần có.
Sau các bước tìm kiếm, tiếp cận, thuyết phục và đàm phán với khách hàng, nếu nhân viên bán hàng bỏ lỡ bước cuối cùng và quan trọng nhất là chốt đơn hàng thì đây không được coi là đơn hàng thành công. Kết thúc giao dịch là khả năng buộc khách hàng phải đưa ra quyết định chắc chắn, dứt khoát và cuối cùng. Không có công thức nào đảm bảo tỷ lệ thắng, nhưng bạn phải liên tục đưa ra 'cú đánh' hiệu quả cùng với việc dẫn dắt, đàm phán và thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Đôi khi nó có thể là một lợi ích tuyệt vời khi đi kèm với một ưu đãi đặc biệt, và đôi khi nó chạm vào điểm yếu của khách hàng.
Trong kinh doanh bán hàng, doanh nghiệp rất chú trọng việc tư duy và phân tích. Phân tích vấn đề kỹ lưỡng sẽ giúp nhân viên kinh doanh hình dung các kế hoạch kinh doanh và mô hình kinh doanh để tìm ra cách tiếp cận khách hàng tốt nhất. Việc phân tích cũng sẽ giúp bạn hiểu được tâm lý của khách hàng.
Khi có những vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh, hãy luôn bình tĩnh, nhìn nhận, hình dung vấn đề đang gặp phải và chủ động giải quyết. Những nhân viên kinh doanh thành công là những người biết cách giải quyết vấn đề, sẵn sàng đối mặt với thách thức và biến vấn đề thành cơ hội thành công. Và các nhà tuyển dụng khi tuyển dụng bán hàng cũng sẽ đánh giá cao những ứng viên sẵn sàng đối mặt với những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.
Nhân viên kinh doanh (nhân viên sale) là ngành nghề đóng vai trò then chốt trong khâu tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Họ chính là những người am hiểu tường tận về sản phẩm về đặc tính, ưu và nhược điểm so với đối thủ. Để từ đó đưa ra phương án tiếp thị, giới thiệu và thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm nhằm đạt được mục đích cung cấp sản phẩm cho thị trường của doanh nghiệp.
Có thể thấy, hiện nay, tất cả những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ đều có nhu cầu tuyển nhân viên kinh doanh. Công việc này vừa có mức lương ổn định và hấp dẫn, vừa có môi trường làm việc năng động nên kéo theo sức cạnh tranh khá lớn.
Mặc khác, nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này trên thị trường rất cao, các bài đăng tuyển dụng nhân viên kinh doanh có tần suất xuất hiện khá nhiều trên các nền tảng cung cấp việc làm hiện nay. Dưới đây là một số việc làm nhân viên kinh doanh mới nhất bạn có thể tham khảo:
Nhân viên kinh doanh bất động sản là người có nhiệm vụ giới thiệu, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu về sản phẩm nhà đất và thuyết phục họ mua sản phẩm. Sau khi giao dịch giữa người mua và người bán hoàn tất, nhân viên kinh doanh bất động sản sẽ giúp bạn làm thủ tục, hợp đồng và giải quyết vấn đề. Mức lương của nhân viên kinh doanh bất động sản sẽ dao động từ 10.200.000 - 13.300.000 VNĐ, mức thu nhập cao nhất có thể lên đến 50.000.000 VNĐ tùy vào năng lực và hiệu quả công việc. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên kinh doanh tphcm chuyên ngành bất động sản, bạn có thể tham khảo tại CareerViet.
Nhân viên kinh doanh ô tô là vị trí sẽ thực hiện nắm bắt diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng. Tiếp nhận và thực hiện chỉ tiêu bán xe từ trưởng nhóm bán hàng, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận thông tin, tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp,... Tham khảo mức lương của nhân viên kinh doanh ô tô tại VietnamSalary.vn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc nhân viên kinh doanh, thì vị trí nhân viên kinh doanh ô tô sẽ rất đáng để trải nghiệm.
Nhân viên hỗ trợ kinh doanh là thành viên của phòng kinh doanh chuyên hỗ trợ đội kinh doanh bán sản phẩm. Đồng thời chịu trách nhiệm hành chính văn phòng và các thủ tục giấy tờ. Nhân viên hỗ trợ kinh doanh không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, nhưng họ cũng nắm rõ thông tin sản phẩm, chính sách và chiết khấu. Mức lương của nhân viên hỗ trợ kinh doanh sẽ dao động từ 10.400.000 - 12.600.000 VNĐ, mức cao nhất có thể lên đến 30.000.000 VNĐ tùy vào năng lực và hiệu quả công việc.
Nhân viên kinh doanh nội thất là một trong những việc làm đang rất HOT. Điển hình là vô số doanh nghiệp tuyển nhân viên bán hàng tphcm chuyên nội thất đang ngày càng nâng cao việc tuyển dụng nhân viên. Đây là vị trí trực tiếp thực hiện các công việc giới thiệu, tư vấn và bán các sản phẩm nội thất cho khách hàng. Mức lương của nhân viên kinh doanh nội thất sẽ dao động từ 8.300.000 - 10.000.000 VNĐ, mức cao nhất có thể lên đến 20.000.000 VNĐ tùy vào năng lực và hiệu quả công việc.
Nhân viên Xuất nhập khẩu (tiếng Anh: Import - Export Staff) là người trực tiếp giám sát các chứng từ xuất nhập khẩu liên quan. Hoàn thiện các quy trình, thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài với số lượng và giá cả bao nhiêu. Mức lương của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ dao động từ 11.100.000 - 14.100.000 VNĐ, mức cao nhất có thể lên đến 50.000.000 VNĐ tùy vào năng lực và hiệu quả công việc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm nhân viên kinh doanh thì có thể tham khảo qua công việc nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhân viên kinh doanh thiết bị y tế sẽ chịu trách nhiệm liên lạc giữa nhà sản xuất và nhà nhập khẩu thiết bị y tế, bệnh viện và phòng khám. Bên kinh doanh sẽ nhập khẩu và bán thiết bị y tế để chẩn đoán và điều trị. Tham khảo mức lương của nhân viên kinh doanh thiết bị y tế tại VietnamSalary.vn.
Sale tour hay nhân viên kinh doanh tour du lịch, người bán sản phẩm/dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mang lại những trải nghiệm tốt nhất và đồng thời có thể tối đa được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi bạn phải là người có chuyên môn, kỹ năng và hiểu biết để thuyết phục thành công khách hàng. Tham khảo mức lương của nhân viên kinh doanh tour du lịch tại VietnamSalary.vn. Nếu doanh nghiệp có mở đợt nhân viên kinh doanh tuyển dụng thì vị trí này sẽ là một trong những vị trí HOT.
Nhân viên kinh doanh tôn thép là vị trí quản lý, theo dõi quá trình thực hiện, thanh lý hợp đồng, công nợ và các công việc chăm sóc khách hàng trước, trong và sau hợp đồng. Đồng thời sẽ liên hệ với khách hàng, ghi nhận thông tin và báo cáo. Đã có rất nhiều doanh nghiệp về tôn thép mở đợt tuyển dụng kinh doanh.
Nhân viên kinh doanh khách sạn (Hotel sales staff) là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng. Lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, phối hợp với các bộ phận trong doanh nghiệp để duy trì chất lượng dịch vụ. Các công ty đăng tuyển nhân viên kinh doanh tphcm ngày một phổ biến hơn, do đó bạn có thể tham khảo nhân viên bán hàng tuyển dụng tại CareerViet.
Nhân viên kinh doanh mỹ phẩm là vị trí chịu trách nhiệm tư vấn, bán hàng, giới thiệu các sản phẩm chăm sóc da, làm đẹp và make up cho khách hàng. Họ thường làm việc tại các showroom, cửa hàng mỹ phẩm,... Ở một số doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh mỹ phẩm cũng là nhân viên bán hàng mỹ phẩm.
Nhân viên kinh doanh thực phẩm chính là người thực hiện công việc tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử dụng các loại thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp, phân phối và sản xuất. Mục tiêu chung của nhân viên kinh doanh thực phẩm là giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu.
Rõ ràng rằng, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh luôn đứng ở mức cao, đặc biệt là trong thời đại mà ngành kinh tế đóng vai trò then chốt như hiện nay. Dù xã hội có biến động, tình hình kinh tế trở nên phức tạp thì các doanh nghiệp vẫn cần nhân viên kinh doanh để duy trì hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, cơ hội phát triển nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh đang rất phổ biến.
Sau khoảng thời gian cống hiến cho công ty từ 3 - 5 năm, họ hoàn toàn có thể thăng tiến các vị trí cao hơn ở bộ phận kinh doanh của công ty để được hưởng các đãi ngộ hấp dẫn hơn. Dù vậy, vì ngành nghề này có sức cạnh tranh cao nên yêu cầu về hiệu suất làm việc cũng rất lớn. Việc đảm bảo KPI hàng tháng cũng như duy trì phong độ làm việc cá nhân và mối quan hệ với khách hàng là những tiêu chí hàng đầu để đánh giá một nhân viên kinh doanh giỏi.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet:
Các cấp bậc của nhân viên kinh doanh càng cao thì quyền lợi và quyền lực càng lớn. Sau đây là trình tự cấp bậc mà lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh sẽ hướng đến:
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ có chế độ lương thưởng hằng tháng phù hợp với thành tích trong tháng của nhân viên kinh doanh